Hăm tã là tình trạng bị viêm da ở vùng da mà trẻ sơ sinh mặc tã, do bé không được thay tã thường xuyên. Khi tã bị ướt cọ xát da nhiều lần làm phát ban đỏ tại vùng da đóng bỉm. Tình trạng này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, thường xuyên quấy khóc, nặng hơn có thể là nhiễm nấm. Để tìm hiểu về biểu hiện bé bị hăm tã nặng, nguyên nhân do đâu và cách xử trí hiệu quả, cùng Vinakids tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Các triệu chứng của hăm tã ở trẻ sơ sinh – Dấu hiệu nhận biết bé bị hăm tã nặng
Bé bị hăm tã nặng sẽ có những triệu chứng rõ rệt dễ nhận thấy, mẹ hãy chú ý một chút ở các biểu hiện của bé như:
- Bé bị đỏ da vùng quấn tã như hậu môn hoặc xung quanh bộ phận sinh dục, có thể kèm theo mùi khai.
- Các vết đỏ qua ngày có thể sẽ lan dần đến phần bẹn và mông đùi.
- Từ các vết đỏ nhỏ, nhạt màu chuyển dần thành màu đỏ tươi. Sau đó chúng ó thể chuyển thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu thậm chí là dẫn tới nhiễm khuẩn.
- Bé kén ăn, mất ngủ hoặc quấy khóc thường xuyên vì bị đau ở vùng da bị tổn thương.
- Các triệu chứng hăm tã lúc ban đầu khá vô hại nhưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây nên những bệnh cơ hội khác như nhiễm nấm và nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân bé bị hăm tã nặng
Trẻ bị hăm tã là do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, mẹ cần biết các nguyên nhân phổ biến sau:
- Do bé có làn da nhạy cảm: Làn da bé sơ sinh chỉ mỏng bằng 1/2 so với da người lớn nhưng lại có độ nhạy cảm lên đến 5 lần. Da bé sơ sinh được chia làm 4 loại: da thường, da khô, da nhạy cảm và chàm thể tạng. Nếu da bé thuộc loại da nhạy cảm hoặc chàm thể tạng, thì bé cực kỳ dễ bị kích ứng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài và có thể sẽ dễ bị hăm tã hơn.
- Do dị ứng: Da bé có thể bị kích ứng với các thành phần của tã hoặc khăn ướt vệ sinh chứa nhiều hóa chất tạo mùi, dung dịch thấm hút, v.v…
- Do da bé bị cọ xát: Khi lựa chọn quần áo, tã hay khăn cho bé, mẹ có thể có cảm giác êm mềm. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng nên một số bề mặt tã đối với da bé là cực kỳ thô ráp, mẹ lưu ý nhé.
- Do nhiễm trùng, nhiễm nấm: Với tã vải, mẹ không giặt sạch hoặc sử dụng một số loại tã dán dùng một lần không trang bị khả năng thấm hút tốt. Điều này sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn có trong nước tiểu hay phân của bé đọng lại. Các vi khuẩn này có thể sẽ gây hại cho da nếu da bé bị ẩm ướt một thời gian dài.
- Do sử dụng quần lót bằng nhựa: Sản phẩm này có thể giữ cho quần áo bé sạch và khô nhưng lại không thông thoáng và làm da của bé bị bí, dẫn đến hăm tã.
Những cách phòng ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh
- Thay bỉm thường xuyên cho bé và thi thoảng nếu có thể, mẹ không mang bỉm cho da bé được thoáng mát.
- Không rửa ráy quá nhiều lần: Mẹ chỉ cần rửa nhẹ nhàng với nước ấm và thấm nhẹ bằng khăn tắm khô. Khi da đã bị hăm, mẹ chỉ dùng bình nước phun rửa nhẹ hoặc có dùng thêm dầu khoáng khi lau rửa. Nếu mẹ dùng kem chống hăm thì nên lau sạch lớp cũ rồi mới bôi lớp mới.
- Hạn chế dùng giấy ướt khi trẻ đang bị hăm tã. Mẹ có thể chỉ dùng giấy ướt cho bé khi không ở nhà hoặc đang vội không lau rửa được.
Các cách trị hăm tã cho bé cực đơn giản, nhanh khỏi, an toàn
Hướng dẫn mẹ cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh đúng cách:
- Phải vệ sinh ở vùng kín, hậu môn cho bé sạch sẽ ngay sau mỗi lần bé vệ sinh xong bằng cách rửa với nước sạch, còn ấm, lau thật khô, không được để ướt rồi mới thay tã.
- Giữ cho da bé khô thoáng bằng cách thay tã thường xuyên.
- Sử dụng khăn ướt em bé với độ pH trung tính, không chứa cồn hay xà phòng nên không gây dị ứng và giúp ngừa hăm tã một cách tự nhiên. Không sử dụng khăn lau chứa cồn để lau cho bé.
- Mẹ không nên sử dụng tã quá nhỏ so với sự phát triển của bé mà nên tăng size tã cho bé. Tã nhỏ có thể làm da bé cọ xát, kích ứng, gây nổi mẩn đỏ.
- Tránh để nước tiểu dây vào vùng da bé đang bị hăm tã.
- Thỉnh thoảng để bé không mang tã lót cho da bé thông thoáng khi tiếp xúc với không khí. Mẹ cũng có thể cho trẻ nằm khỏa thân trên một chiếc khăn dày ở nơi có bóng râm.
- Nếu hăm tã không có dấu hiệu giảm sau vài ngày hoặc thậm chí tệ hơn hay lan đến bụng của bé, hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ.
Vinakids hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho mẹ một số thông tin bổ ích về tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh và những cách điều trị tại nhà. Để hạn chế tối đa tình trạng bé bị hăm tã nặng, việc lựa chọn một thương hiệu tã cho bé danh tiếng lâu đời với các kiểm nghiệm lâm sàng như Vinakids là điều cần thiết. Tã bỉm Vinakids đã được kiểm nghiệm an toàn và được nhiều bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng cho bé.